Bối cảnh Bong bóng giá tài sản Nhật Bản

Giá tài sản ở Nhật Bản (theo năm)

Nghiên cứu ban đầu cho thấy giá tài sản của Nhật Bản tăng nhanh phần lớn là do BOJ chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề. Cuối tháng 8 năm 1987, BOJ đưa ra tín hiệu về khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng đã trì hoãn quyết định do tình hình kinh tế bất ổn liên quan đến Thứ Hai Đen 1987 tại Hoa Kỳ.[7]

Nghiên cứu sau đó lập luận một quan điểm khác, rằng BOJ miễn cưỡng thắt chặt chính sách tiền tệ, bất chấp thực tế là nền kinh tế đã bắt đầu mở rộng vào nửa cuối năm 1987. Nền kinh tế Nhật Bản vừa mới phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế endaka (日本の円高不況, Nihon no endakafukyō?, nghĩa đen là "suy thoái do đồng Yên Nhật lên giá"), xảy ra từ năm 1985 đến 1986.[7] Suy thoái endaka có liên quan chặt chẽ với Thỏa ước Plaza tháng 9 năm 1985, dẫn đến việc đồng Yên Nhật tăng giá mạnh.[8] Thuật ngữ endaka fukyō trong tương lai sẽ được sử dụng nhiều lần để mô tả nhiều lần đồng Yên tăng giá và nền kinh tế rơi vào suy thoái, đặt ra một câu hỏi hóc búa cho doanh nghiệp, chính phủ, đối tác thương mại và những người chống can thiệp tiền tệ.

Đồng Yên tăng giá mạnh đã làm xói mòn nền kinh tế Nhật Bản, do nền kinh tế này được dẫn dắt bởi xuất khẩu và đầu tư vốn cho mục đích xuất khẩu. Trên thực tế, để vượt qua suy thoái endaka và kích thích nền kinh tế địa phương, một chính sách tài khóa tích cực đã được áp dụng, chủ yếu thông qua việc mở rộng đầu tư công.[2] Đồng thời, BOJ tuyên bố rằng kiềm chế sự tăng giá của đồng Yên là ưu tiên quốc gia.[8][9] Để ngăn đồng Yên tăng giá hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ và cắt giảm tỷ lệ chiết khấu chính thức xuống mức thấp nhất là 2,5% vào tháng 2 năm 1987.[2]

Cung ứng tiền và lạm phát của Nhật Bản (theo năm)
  Cung ứng tiền M2
  Lạm phát
Tỷ giá hối đoái USD/JPY giai đoạn 1971–2022.

Động thái này ban đầu đã thất bại trong việc kiềm chế đồng Yên tăng giá, vốn đã tăng từ 200,05 ¥/U$ (nới lỏng tiền tệ lần đầu tiên) lên 128,25 ¥/U$ (cuối năm 1987). Xu hướng chỉ đảo ngược vào mùa xuân năm 1988, khi đồng đô la Mỹ bắt đầu mạnh lên so với đồng Yên. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng "ngoại trừ lần cắt giảm lãi suất chiết khấu đầu tiên, bốn lần tiếp theo chịu ảnh hưởng nặng nề của Hoa Kỳ: lần cắt giảm thứ hai và thứ ba là một thông báo chung để cắt giảm lãi suất chiết khấu, trong khi lần thứ tư và thứ năm là do tuyên bố chung, hoặc của Mỹ–Nhật, hoặc của G7".[2][9] Có ý kiến ​​cho rằng Hoa Kỳ đã gây ảnh hưởng để tăng sức mạnh của đồng Yên, bởi điều này sẽ giúp ích cho những nỗ lực đang diễn ra nhằm giảm tài khoản vãng lai Mỹ–Nhật đang bị thiếu hụt.[2] Hầu như tất cả các đợt cắt giảm lãi suất do BOJ công bố đều thể hiện rõ ràng nhu cầu ổn định tỷ giá hối đoái cao hơn là ổn định nền kinh tế trong nước.[9]

Sau đó, BOJ đã bóng gió về khả năng thắt chặt chính sách do áp lực lạm phát của nền kinh tế nội địa. Mặc dù giữ nguyên tỷ lệ chiết khấu chính thức trong suốt mùa hè năm 1987, BOJ bày tỏ lo ngại về việc nới lỏng tiền tệ quá mức, đặc biệt là sau khi cung ứng tiền và giá tài sản tăng mạnh.[9] Tuy nhiên, Thứ Hai Đen ở Mỹ đã khiến BOJ trì hoãn việc chuyển sang chính sách thắt chặt tiền tệ. BOJ chính thức tăng lãi suất chiết khấu vào ngày 31 tháng 3 năm 1989.[3]

Bảng dưới đây thể hiện mức trung bình hàng tháng của tỷ giá giao ngay đô la Mỹ/Yên (USD/Yên) vào lúc 17:00 JST.[10]

NămTháng
MộtHaiBaBốnNămSáuBảyTámChínMườiMười mộtMười hai
1985254.11260.34258.43251.67251.57248.95241.70237.20236.91 [1]214.84203.85202.75
1986200.05 [2]184.62178.83 [3]175.56 [4]166.89167.82158.65154.11154.78156.04162.72 [5]162.13
1987154.48153.49 [6]151.56142.96140.47144.52150.20147.57 [7]143.03143.48 [8]135.25128.25
1988127.44129.26127.23124.88124.74127.20133.10133.63134.45128.85123.16123.63
1989127.24127.77130.35132.01 [9]138.40 [10]143.92140.63141.20145.06141.99 [11]143.55143.62 [12]
1990145.09145.54153.19 [13]158.50153.52153.78149.23147.46 [14][15]138.96129.73129.01133.72
#Ghi chú kèm
[1]Thỏa ước Plaza ngày 22 tháng 9 năm 1985
[2]Nới lỏng tiền tệ đợt 1 (30 tháng 1 năm 1986): Lãi suất chiết khấu chính thức giảm từ 5,0% xuống 4,5%
[3]Nới lỏng tiền tệ đợt 2 (10 tháng 3 năm 1986): Lãi suất chiết khấu chính thức giảm từ 4,5% xuống 4,0% cùng lúc với FRB và Bundesbank
[4]Nới lỏng tiền tệ đợt 3 (21 tháng 4 năm 1986): Lãi suất chiết khấu chính thức giảm từ 4,0% xuống 3,5% cùng lúc với FRB
[5]Nới lỏng tiền tệ đợt 4 (1 tháng 11 năm 1986): Lãi suất chiết khấu chính thức giảm từ 3,5% xuống 3,0%
[6]Nới lỏng tiền tệ đợt 5 (23 tháng 2 năm 1987): Lãi suất chiết khấu chính thức giảm từ 3,0% xuống 2,5% theo Hiệp định Louvre (22 tháng 2 năm 1987)
[7]BOJ báo hiệu khả năng thắt chặt tiền tệ
[8]Thứ Hai Đen (NYSE sụp đổ) ngày 19 tháng 10 năm 1987
[9]Công bố thuế tiêu dùng
[10]Thắt chặt tiền tệ đợt 1 (30 tháng 5 năm 1989): Lãi suất chiết khấu chính thức tăng từ 2,5% lên 3,25%
[11]Thắt chặt tiền tệ đợt 2 (11 tháng 10 năm 1989): Lãi suất chiết khấu chính thức tăng từ 3,25% lên 3,75%
[12]Thắt chặt tiền tệ đợt 3 (25 tháng 12 năm 1989): Lãi suất chiết khấu chính thức tăng từ 3,75% lên 4,25%
[13]Thắt chặt tiền tệ đợt 4 (20 tháng 3 năm 1990): Lãi suất chiết khấu chính thức tăng từ 4,25% lên 5,25%
[14]Thắt chặt tiền tệ đợt 5 (30 tháng 8 năm 1990): Lãi suất chiết khấu chính thức tăng từ 5,25% lên 6,00% do khủng hoảng vùng Vịnh
[15]Giá cổ phiếu giảm xuống còn một nửa so với mức đỉnh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bong bóng giá tài sản Nhật Bản http://www.sjsu.edu/faculty/watkins/bubble.htm https://web.archive.org/web/19990421144200/http://... http://fhayashi.fc2web.com/Prescott1/Postscript_20... https://web.archive.org/web/20210722042207/http://... https://web.archive.org/web/20180921034736/http://... http://the-japan-news.com/news/article/0004745149 http://www.stat-search.boj.or.jp/ssi/mtshtml/m_en.... https://web.archive.org/web/20130603050319/http://... http://uk.finance.yahoo.com/q/hp?s=%5EN225&b=1&a=0... https://web.archive.org/web/20150109023807/https:/...